4 con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến thường gặp ở cả nam giới và nữ giới, bệnh này có khả năng lây nhiễm rất cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị mắc bệnh giang mai nhưng nguyên nhân chủ yếu là lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn, khuẩn giang mai lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, do truyền máu có nguồn bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở của người đang bị bệnh. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về con đường lây truyền bệnh giang mai, các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thiên Hòa sẽ chia sẻ một số con đường lây nhiễm bệnh dưới đây.
Theo các chuyên gia thì nguyên nhân gây bệnh giang mai là do những xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Những xoắn khuẩn này không thể sống trong môi trường có nhiệt độ cao, nên chỉ cần ở trong nhiệt độ phòng từ 20-30 độ C thì những xoắn khuẩn này có thể đã bị chết. Con đường lây truyền của bệnh giang mai cũng đã được xác định khá rõ ràng, chủ yếu là bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn nào. Các nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua một số con đường sau đây:
– Qua con đường quan hệ tình dục không an toàn: con đường này chiếm tỷ lệ bị mắc bệnh giang mai rất cao lên đến 95%, chủ yếu là do đã quan hệ tình dục với người đang nhiễm bệnh giang mai mà không hề sử dụng bao cao su,.. dẫn đến xoắn khuẩn lây nhiễm qua niêm mạc da đã bị trầy xước. Ở thời kì đầu của bệnh, tính truyền nhiễm của bệnh này là rất mạnh do những xoắn khuẩn đang ở thời kì ủ bệnh, những người bệnh đã không biết mình bị mắc bệnh và vô tình truyền nhiễm cho bạn tình của mình. Tuy nhiên, tính truyền nhiễm sẽ giảm dần đi khi bệnh nhân mắc bệnh trong thời gian quá 4 năm.
>>> Triệu chứng của bệnh lậu
– Nhiễm bệnh qua nhau thai: Các bác sĩ cũng cho biết khi người mẹ mang thai mà bị mắc bệnh bệnh giang mai có thể sẽ truyền nhiễm qua nhau thai thời kỳ đầu, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng bào thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, thai bị chết lưu, sinh non, gây ảnh hưởng đến cả tính mạng của thai phụ
– Nhiễm trùng qua đường sinh: Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm bệnh từ mẹ truyền sang trong lúc sinh nở
– Bệnh lây truyền qua đường máu: chẳng hạn như khi dùng chung kim tiêm, truyền máu chứa nguồn bệnh. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy việc tiếp xúc với những đồ dùng của những người mang bệnh: như khăn mặt, quần áo,.. cũng có thể bị lây truyền giang mai.
Cần làm gì để có thể phòng tránh bệnh giang mai tốt nhất
Theo các chuyên gia của phòng khám Thiên Hòa, cách tốt nhất để có thể phòng ngừa bệnh giang mai là phải quan hệ tình dục an toàn. Với những người có nguy cơ cao lây nhiễm cần phải đến bệnh viện để khám, làm xét nghiệm để có phương pháp điều trị hợp lý.
Phần lớn bệnh giang mai không có biểu hiện rõ rệt giống như bệnh sùi mào gà nhưng có thể tiến hành làm xét nghiệm máu để tìm ra xoắn khuẩn giang mai.  Nếu bạn đã bị các vết loét ở bộ phận sinh dục nhưng không cảm thấy đau thì bạn cần làm xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp và sớm nhất.
Bệnh giang mai có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh nhưng bệnh sẽ không điều trị được dứt điểm, dễ tái phát hoặc gây kháng thuốc. Sau khi ngừng uống thuốc điều trị thì cần theo dõi thường xuyên trong khoảng 3 năm. Trong thời gian này, người bệnh cần ngừng quan hệ tình dục đến khi bệnh hỗ trợ điều trị có hiệu quả và cần thông báo cho vợ, người tình để tiến hành kiểm tra và hỗ trợ điều trị nếu đã bị nhiễm bệnh giang mai.
Mọi thắc mắc về bệnh giang mai, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline: 04.6673.9999 để được tư vấn chi tiết

0 nhận xét:

Copyright © 2013 Bệnh giang mai - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị